Bê Tông Là Gì? Lịch Sử Hình Thành Bê Tông, Phân Biệt Bê Tông Tươi Với Các Loại Khác

Trong xây dựng công trình, đặc biệt là những hạng mục đòi hỏi sự kiên cố, vững chắc không thể thiếu sự góp mặt của bê tông nói chung và bê tông tươi nói riêng. Vậy bê tông là gì và nguồn gốc hình thành của nó từ đâu? Hãy cùng Kaito tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bê Tông Là Gì?

Bê tông là một hỗn hợp vật liệu xây dựng bảo gồm: cát, sỏi, đá, xi măng và các chất phụ gia được hòa trộn với nước, trải qua quá trình đóng rắn để tạo thành khối bê tông chất lượng. 

Bê tông nói chung có khả năng chịu lực vô cùng tốt

Bê tông tươi có khả năng chịu lực nén tốt, bền vững nên được sử dụng cho nhiều công trình và hạng mục lớn, kiên cố và chắc chắn. Ngoài ra, bê tông còn có thể tạo được nhiều hình dạng khác nhau, mang đến tính thẩm mỹ cao cho kiến trúc công trình, cùng sự vĩnh cửu theo thời gian.

Lịch Sử Hình Thành Bê Tông

Trong thời cổ đại, xi măng thô được tạo ra bằng cách nghiền thạch cao hoặc đá vôi rồi nung lên. Khi cát và nước được thêm vào hỗn hợp xi măng này, chúng sẽ trở thành vữa xi măng, được sử dụng để kết dính các viên đá với nhau. Trải qua hàng nghìn năm, công thức sản xuất ra vật liệu này đã được tinh chế và cải tiến mới khi kết hợp với các nguyên vật liệu khác để phát triển thành bê tông tươi như ngày nay.

Lịch sử hình thành và phát triển của bê tông

Bê tông truyền thống ngày nay được làm bằng xi măng poóc lăng trộn với cốt liệu của đá, cát và nước. Phụ gia là các hóa chất được thêm vào hỗn hợp bê tông để kiểm soát các đặc tính đông kết của nó, chủ yếu được sử dụng để đặt bê tông trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ cao, gió to ảnh hưởng đến quá trình thủy hóa.

Khoảng 6.500 năm trước Công nguyên, những người du mục sa mạc Bedouin sống ở khu vực ngày nay là miền nam Syria và miền bắc Jordan – đã sử dụng một vật liệu tương tự như bê tông. Trong bối cảnh trên, người Nabataean đã tiếp tục ứng dụng và phát triển vật liệu này. Đến năm 300 trước Công nguyên, họ đã có thể xây dựng các bể chứa nước bí mật bằng bê tông tươi chống thấm, giúp vương quốc Nabatean phát triển mạnh trên sa mạc.

Vật liệu giống như vữa cũng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Ai Cập – khoảng 500.000 tấn vữa đã được sử dụng để xây dựng Đại kim tự tháp Giza. Cùng thời gian này, người Trung Quốc cũng sử dụng vật liệu giống như xi măng để đóng tàu và xây dựng công trình Vạn Lý Trường Thành.

Ngay từ năm 200 trước Công nguyên, người La Mã đã làm bê tông từ tro núi lửa và đá núi lửa để xây dựng những công trình kiến ​​trúc lớn và vượt thời gian, thường là những ngôi đền. Đây là tòa nhà bê tông không cốt thép lớn nhất thế giới và đã vượt qua thử thách của thời gian, vẫn giữ được vẻ thẩm mỹ rất hiện đại sau 19 thế kỷ sau khi hoàn thành.

Khi Đế chế La Mã sụp đổ, việc xây dựng và sử dụng vật liệu bê tông bị mất đi, vật liệu này bị lãng quên, và bê tông cổ đại không được phát hiện cho đến gần 1.000 năm sau, khi mọi thứ về cả công nghệ xi măng và bê tông tươi đều bị mất.

Tuy nhiên, phải đến khi Francois Coignet phát triển các sản phẩm bê tông cốt thép vào thế kỷ 19, một kỷ nguyên mới của vật liệu này mới thực sự bùng nổ. Ngày nay, bê tông tươi đã trở thành vật liệu chủ yếu được sử dụng trong xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng trên khắp thế giới.

Tham khảo: Bảng giá bê tông thương phẩm tại Kaito

Phân Biệt Bê Tông Tươi Với Các Loại Khác

Tùy thuộc vào từng kết cấu, công dụng, dạng khối lượng, kết dính và cường độ chịu nén khác nhau mà bê tông được phân chia thành những loại sau:

  • Bê tông tươi: là loại bê tông trộn sẵn với hỗn hợp bao gồm: cát, sỏi, đá, xi măng, nước và chất phụ gia trộn lại với nhau để tạo thành bê tông có đặc tính khác nhau. Bê tông tươi mang tới khả năng chống chịu lực tốt, bền vững, nên được sử dụng nhiều trong công trình lớn, cần sự kiên cố.

Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn từ những trạm trộn công suất lớn

  • Bê tông cốt thép: là loại vật liệu xây dựng composite với sự kết hợp giữa bê tông và thép. Cả 2 cốt liệu này đều tham gia vào chịu lực. Bê tông cốt thép sử dụng khi bê tông có lực chịu kéo thấp, vì vậy người ta khắc phục bằng cách thêm cốt thép để gia tăng cường độ chịu lực kéo của bê tông tươi.
  • Bê tông nhựa: Đây là hỗn hợp bê tông gồm: cát, đá, nhựa đường và bột khoáng trộn lại với nhau. Hỗn hợp bê tông tươi nhựa này chủ yếu sử dụng trong xây dựng hạng mục mặt đường. 
  • Bê tông xi măng: là loại bê tông với sự kết hợp của bê tông và xi măng, trong đó xi măng chiếm tỉ lệ lớn và đóng vai trò chính. Ngoài ra, hỗn hợp này còn được trộn lẫn với cát, sỏi, nước,… giống như bê tông tươi theo một tỉ lệ nhất định.
  • Bê tông sinh học là loại bê tông tươi thông thường những thường chứa thêm các thành phần phụ. Tuy nhiên thành phần này chỉ có tác dụng hòa tan vào từng khối bê tông khi xuất hiện vết nứt hoặc bị thấm mưa.

Bê Tông Tươi Kaito – Sản Xuất Trên Dây Chuyền Hiện Đại, Chất Lượng

Bê tông tươi được ứng dụng nhiều trong xây dựng công trình. Kaito hiểu rằng, chất lượng của bê tông tươi sẽ quyết định đến chất lượng và độ an toàn của công trình. Vì vậy, mỗi sản phẩm bê tông tươi mà Kaito mang đến cho khách hàng đều được kiểm định nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quá trình bảo dưỡng sau đổ.

Là đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bê tông tươi đạt tiêu chuẩn quốc tế, Kaito sở hữu những dây chuyền sản xuất với thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ trạm trộn hàng đầu. Ngoài ra, Kaito có 2 trạm trộn công suất lớn (200m3/giờ/trạm) nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng bê tông cho xây dựng tại Ninh Bình và Hà Nam.

Khi sử dụng sản phẩm bê tông tươi tại Kaito, khách hàng sẽ nhận được:

  • Sự tiện lợi: bê tông tươi sẽ đáp ứng được tiêu chí chất lượng và không tốn kém chi phí thuê mặt bằng dự trữ nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí thuê nhân công;
  • Giá cả phù hợp, cạnh tranh;
  • Nhân viên tư vấn nhiệt tình, chu đáo, giúp khách hàng xác định được loại mác bê tông tươi phù hợp;
  • Cam kết bê tông tươi sẽ được giao đến công trình xây dựng đúng hạn, trong thời gian sớm nhất;

Trạm trộn bê tông tươi Kaito tiêu chuẩn quốc tế

Kết Luận

Trên đây là những thông tin về bê tông, lịch sử hình thành của nó và sự khác nhau bê tông tươi với những loại khác được Kaito tìm hiểu và chia sẻ lại. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp bê tông tươi để xây dựng công trình bền và vững chắc thì hãy liên hệ với chúng tôi theo:

  • Địa chỉ: Tòa nhà 27 tầng, KĐT Xuân Thành, Phương Ninh Khánh, TP.Ninh Bình
  • Điện thoại: 0522 885588
  • Email: info@betongkaito.com

Trạm trộn 1: Đường Lê Thái Tổ – Tp.Ninh Bình

Trạm trộn 2: Nhà máy Xi Măng Xuân Thành – Thanh Liêm – Hà Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0522885588Facebook MessengerZalo: 0522885588info@betongkaito.com