Định mức hao hụt bê tông tươi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng và chất lượng của bê tông. Chúng là yếu tố để đánh giá độ uy tín của các nhà cung cấp bê tông tươi. Vậy làm thế nào để định mức hao hụt bê tông tươi trong quá trình thi công. Hãy cùng KAITO tìm hiểu ngay qua các thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Định Mức Hao Hụt Bê Tông Tươi Trong Quá Trình Thi Công Là Gì?
Bê tông tươi là hỗn hợp gồm cát, đá, sỏi, xi măng, nước và phụ liệu. Vậy định mức hao hụt bê tông tươi là mức hao hụt của các vật liệu trên so với khối lượng mong muốn. Chúng bị hao hụt trong quá trình thi công và trộn vật liệu. Bên cạnh đó chúng có thể hao hụt trong quá trình vận chuyển do bám vào bồn xe vận chuyển.
Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, hệ thống hao hụt sẽ được ước tính theo khối lượng gốc.
Độ hao hụt của bê tông tươi gây ra so với khối bê tông gốc
Nguyên Nhân Gây Ra Định Mức Hao Hụt Bê Tông Tươi Trong Quá Trình Thi Công
Việc hao hụt bê tông tươi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong cả quá trình thi công, vận chuyển và đưa vào sử dụng. Cụ thể:
- Hao hụt bê tông trong lúc bơm, dính khuôn vấn, rơi vãi trong quá trình sản xuất.
- Bê tông bị co ngót.
- Hiện tượng phình cốt pha, võng do bề cốt pa chống tăng yếu
- Thời tiết: Hao hụt khi vê tông tiếp xúc trực tiếp với nước mưa
- Do sai sót của đơn vị thi công trong quá trình trộn: thiếu khối lượng của một vật liệu nào đó.
- Do lấy mẫu để kiểm tra chất lượng bê tông
- Do bê tông bị dính, bám và tồn đọng trong đường ống bơm sau khi đã bơm xong.
Ngoài ra, chúng có thể bị hao hụt cho nhiều nguyên nhân khác, đây chỉ là một số nguyên nhân mà các công trình thường xuyên gặp phải. Vì vậy, để tránh được hiện tượng hao hụt bê tông tươi trong quá trình thi công, KAITO luôn đảm bảo các yếu tố trong quá trình trộn bê tông một cách tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí.
Hao hụt bê tông tươi trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thi công
Tham khảo: https://betongkaito.com/quy-trinh-san-xuat/
Cách Tính Định Mức Hao Hụt Bê Tông Tươi Trong Quá Trình Thi Công
Tất cả các công trình từ quy mô nhỏ đến quy trình lớn đều cần có cách tính độ hao hụt bê tông tươi. Mục đích của công việc này để dự trù về kinh phí cũng như không bị thiếu hụt lượng bê tông khi thi công.
Hệ thống này được ước tính theo tiêu chuẩn thi công, chúng bao gồm 2 phần: Hao hụt nguyên vật liệu khi trộn và vận chuyển bê tông + hao hụt trong quá trình thi công.
Công thức tính: Phần trăm hao hụt = Khối lượng hao hụt/ khối lượng gốc *100%
Bảng tỷ lệ hao hụt một số vật liệu trong quá trình vận chuyển và bảo quản kho
Một Số Kinh Nghiệm Hạn Chế Định Mức Hao Hụt Bê Tông Tươi Trong Quá Trình Thi Công
Trong quá trình thi công, vận chuyển và sử dụng không thể không có hao hụt các vật liệu bê tông. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông tươi, các kỹ sư của KAITO luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng bước thi công để mức hao hụt được nhỏ nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà các kỹ sư sản xuất bê tông của KAITO chia sẻ nhằm hạn chế hao hụt khi đổ bê tông:
Kiểm tra khung trộn bê tông
Kiểm tra khung bê tông là một trong những việc quan trọng nhất để tránh hao hụt khi đổ bê tông. Khi tiến hành, các kỹ sư cần kiểm tra khung bê tông, nếu khung bê tông thay đổi không mong muốn, chúng sẽ ảnh hưởng tới bê tông, vì vậy nên điều chỉnh bê tông trước khi đổ.
Hiện nay, việc đổ bê tông tại KAITO đều được đổ bằng máy, vì vậy việc áp dụng công nghệ tiến bộ trong việc sản xuất bê tông giúp hạn chế được hao hụt trong trộn bê tông do khung bê tông gây ra.
Chiều cao rơi bê tông
Chiều cao rơi bê tông cũng ảnh hưởng tới định mức hao hụt của bê tông tươi trong quá trình thi công. Khoảng cách từ miệng ống trộn bê tông đến sàn đổ bê tông không nên vượt quá 1.5m để tránh bê tông bị nứt, không đồng đều trong quá trình trộn và bị phân tầng trong quá trình đổ.
Kiểm tra khung trộn, thời gian đổ và chiều cao rơi sẽ giúp chế hao hụt bê tông
Thời gian đổ bê tông
Khoảng thời gian đổ bê tông cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thi công nhằm hạn chế hao hụt vật liệu. Khoảng cách đổ bê tông giữa các xe liên tiếp là khoảng 30 phút, đây là thời gian hợp lý nhất để đảm bảo chất lượng bê tông.
Khoảng thời gian 30 phút giúp bê tông liên kết chặt chẽ nhất, giúp bê tông liền mạch và không ảnh hưởng đến sàn bê tông. Nếu trong trường hợp trời mưa thì nên có biện pháp bảo dưỡng để tránh là ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hao hụt bê tông.
Trên đây là những thông tin về định mức hao hụt bê tông tươi trong quá trình thi công. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thể kim nghiệm để tính toán về hao hụt bê tông để lựa chọn được khối lượng bê tông cho căn nhà của mình. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho KAITO để được tư vấn nhanh nhất nhé.
- Địa chỉ: Tòa nhà 27 tầng, KĐT Xuân Thành, Phương Ninh Khánh, TP.Ninh Bình
- Điện thoại: 0522 885588
- Email: info@bê tông Kaito.com
NHẬN BẢNG GIÁ TỪ KAITO